Em thảo khảo những ý kiến sau
:Để lí giải về "sức lay động" lớn lao của văn bản Tuyên ngôn độc lập
đối với tình cảm, ý thức người Việt Nam bao thế hệ chắc có nhiều nguyên nhân
khác nhau (cả những nguyên nhân văn học và nguyên nhân phi văn học). Theo anh,
bài viết có thể triển khai trên hai ý lớn cơ bản:- Sức thuyết phục về nội dung
Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm. Vì
vậy, trong ý thức (và có lẽ cả phần vô thức), ý thức dân tộc, ý thức về nền độc
lập tự chủ của dân tộc luôn luôn có một vị trí vô cùng quan trọng, nếu không
muốn nói, vị trí thiêng liêng nhất. Và những áng văn thơ (đây nói đến những áng
văn thơ hay) đề cập đến vấn đề này luôn luôn nhận đượcsự
cộng hưởng rất lớn từ đặc điểm tâm lí đó của người đọc. Chả
thế mà không chỉ Tuyên ngôn độc lập của HCM, các áng văn, thơ như Nam quốc sơn
hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo... đều có sức lay động người đọc, vượt qua
khoảng cách thời gian hàng thiên niên kỉ.
Tuyên ngôn độc lập là một văn bản chính luận
hiện đại: từ kết cấu, ngôn ngữ, lập luận...Dù không phải sống trong cảnh đất
nước bị mất độc lập tự do, bị thực dân Pháp rồi phát xít Nhật áp bức, bóc lột
nhưng người đọc hôm nay vẫnxúc
động, đồng cảmvới
nỗi khổ và khát vọng của cha ông đồng thời bất bình với những tội ác mà kẻ thù
đã gây ra. Chúng ta cũng không khỏi tự hào, xúc động trước lời tuyên bố long
trọng và thiêng liêng về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta sau hơn 80 năm
chịu thân phận nô lệ.- Sức thuyết phục về nghệ thuật
Đây là nguyên nhân quan trọng góp phần vào thành
công và sức lay động mạnh mẽ đối với người đọc nhiều thế hệ. Văn bản chính luận
(vốn trọng lí lẽ, lí trí) nhưng Tuyên ngôn độc lập đãkết
hợp nhuần nhuyễn chất chính luận với trữ tình, giữa tình cảm và lí trí, giữa
tài năng nghệ thuật và tình cảm yêu nước, tự hào dân tộccủa tác giả. Vì vậy, không
chỉ có những lập luận sắc bén, luận cứ thuyết phục, luận điểm sáng rõ, bài văn
còn thể hiện tình cảm thiết tha của tác giả (cũng như của toàn dân tộc) đối với
nền độc lập, tự do của đất nước. (em nên đi sâu phân tích những chi tiết thể
hiện sự kết hợp này: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận, giọng điệu, văn
phong....).